Sáng 8.3.2024, tòa án tiếp tục ngày thứ tư của phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Được HĐXX hỏi trong ngày làm việc thứ 4, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) cho biết bản thân đã nhận thức được hành vi sai phạm và mong muốn khắc phục hậu quả.
Bị cáo Chu Lập Cơ bày muốn được khắc phục hậu quả trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Bị cáo Chu Lập Cơ là người được đưa lên bục xét hỏi sau phần giải lao phiên làm việc buổi sáng, bị cáo Chu Lập Cơ (68 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Times Square) chào buổi sáng đến HĐXX, cho biết bản thân ký một vài biên bản tiếng Việt và có số một điều chưa rõ.
Tại tòa, bị cáo Chu Lập Cơ mong muốn được khắc phục hậu quả sau khi nhận thức được sự sai phạm của mình.
Ông Chu Lập Cơ cho biết bản thân luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật dù ở Việt Nam hay Hồng Kông.
Về việc ký các biên bản thế chấp tài sản của Công ty Times Square để bảo lãnh các khoản vay, ông Chu Lập Cơ trình bày với HĐXX rằng không biết ký khống cho những khoản vay nào và không phải ký theo yêu cầu của vợ.
Được chủ tọa hỏi về trách nhiệm bản thân khi ký bảo lãnh các khoản vay đã gây thiệt hại lớn, bị cáo Chu Lập Cơ nói trước đây không biết và bây giờ thì biết vi phạm và bày tỏ mong muốn được khắc phục hậu quả.
Trước đó, tại phiên làm việc vào chiều 7/3, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, HĐXX cũng nhận được đơn của bị cáo Chu Lập Cơ bày tỏ nguyện vọng giống vợ mình là muốn nhờ con gái giúp thu hồi tiền từ những người đang nợ bị cáo.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, HĐXX không hạn chế việc này và yêu cầu bị cáo Chu Lập Cơ cung cấp danh sách đầy đủ, cụ thể để cơ quan tiến hành tố tụng sẽ giúp thu hồi số tiền, góp phần khắc phục thiệt hại trong vụ án.
Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ai nghỉ việc được Trương Mỹ Lan cho 20 tỷ?
Trong số các bị cáo, có những người bị buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như Phạm Thu Phong, Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng SCB.
Theo cáo trạng, Phạm Thu Phong làm việc tại Ngân hàng SCB cũ từ năm 2007, sau đó tiếp tục công tác tại SCB sau sáp nhập đến năm 2018. Đến tháng 4/2019 chính thức xin nghỉ.
Tại tòa, bị cáo cho biết đã có ý định nghỉ việc từ cuối năm 2016.
Theo bị cáo, đảm nhận trách nhiệm kiểm soát nhưng khi bị cáo tiến hành kiểm toán nội bộ không tiếp cận được hồ sơ, Phong không có bằng chứng kiểm tra rõ ràng, không đánh giá được tình trạng tài chính SCB.
Bị cáo trình bày với Chủ tịch HĐQT SCB giúp bản thân mình hoàn thành nhiệm vụ, còn không sẽ xin nghỉ. Tuy nhiên, vị chủ tịch lúc ấy nói hiện tại nhiều người xin nghỉ, động viên bị cáo Phong gắng làm thêm 1 năm cho xong thanh tra.
Bị cáo khai có rất nhiều đầu việc nhưng nhân sự ban kiểm soát chỉ 4-5 người, thực hiện nhiệm vụ các bộ phận không hợp tác nên bị cáo đã xin nghỉ việc.
Bi cáo Phong khai.”Khi nghỉ việc, chị Lan nói bị cáo làm việc 11 năm, chị biết em làm việc áp lực căng thẳng, giờ xin nghỉ chị hỗ trợ tài chính cho em. Bị cáo nói em không có nhu cầu cần thiết tới như vậy. Sau đó, bị cáo đang ở nhà, chị Lan liên lạc nói gửi quà cho”.
Hành vi của bị cáo Phạm Thu Phong đã gây thiệt hại cho SCB số tiền 90.000 tỉ đồng, sau khi trừ các tài sản đảm bảo.