Kiến nghị khoá tài khoản Facebook, Tiktok của ca sĩ Nam Em

0
115

Sau khi cơ quan chức năng có kiến nghị khoá tài khoản Facebook, Tiktok của ca sĩ Nam Em. Điều được nhiều người quan tâm là theo quy định hiện hành, điều này được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý nào?

Đầu tháng 3 vừa qua, ca sĩ Nam Em đã bị phạt hành chính số tiền 37,5 triệu đồng về hành vi. “Cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc”. Song, sau khi bị phạt, ca sĩ Nam Em vẫn tổ chức các buổi livestream.

Đến 9/4, cơ quan chức năng tiếp tục ra quyết định xử phạt ca sĩ Nam Em 10 triệu đồng vì tiếp tục livestream gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Đồng thời kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét. Xử lý ngăn chặn tài khoản Facebook và TikTok “Nguyễn Lệ Nam Em”.

nghị khoá tài khoản của Nam Em
Nam Em (áo trắng) trong một buổi làm việc làm việc với cơ quan chức năng

Về quyền yêu cầu Facebook, Tiktok khoá tài khoản cá nhân. Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định, mạng xã hội (social network). Là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ. Cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau. Bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến. Chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).

Như vậy, khi phát hiện những hành vi vi phạm các hành vi bị cấm tại Điều 5 Nghị định 72/2013. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quyền yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm các hành vi bị cấm trên mạng xã hội.

Mặt khác, theo Luật An ninh mạng 2018, việc phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin. Đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật là một trong những biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

“Cơ quan chức năng có thẩm quyền phong tỏa, đình chỉ, yêu cầu ngừng hoạt động. Hệ thống thông tin vi phạm như có quyền yêu cầu Facebook, Tiktok khoá tài khoản cá nhân”. Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Về thẩm quyền thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Theo Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP. Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp quyết định đình chỉ. Tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Tạm ngừng, thu hồi tên miền có hoạt động vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quyết định đình chỉ. Tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền.

Về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp. Đơn vị có thẩm quyền báo cáo về việc áp dụng biện pháp đình chỉ. Tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Tạm ngừng, thu hồi tên miền.

Gửi văn bản yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Hoặc gửi Trung tâm Internet Việt Nam đề nghị tạm ngừng. Thu hồi tên miền theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Văn bản yêu cầu nêu rõ lý do, thời gian, nội dung và kiến nghị…