Kin Lẩu Khẩu Mẩu Lễ hội Đặc sắc của người Thái trắng Lai Châu

0
37318

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu, hay còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu được tổ chức hàng năm vào lúc trời cuối Thu và đầu mùa Đông.

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu là dịp để đồng bào Thái trắng Lai Châu thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất. Các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu, hay còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu được tổ chức hàng năm vào lúc trời cuối Thu và đầu mùa Đông.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Năm nay, lễ hội được tổ chức tại cánh đồng Mường So. Huyện Phong Thổ – vựa lúa lớn nhất ở địa phương.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc có nguồn gốc bản địa. Cư trú lâu đời ở Tây Bắc nói chung và huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nói riêng.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Trong quá trình phát triển. Đồng bào Thái trắng nơi đây không ngừng tạo ra các giá trị văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Mở màn cho phần lễ trong Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu là nghi thức rước hồn lúa. Đây là nghi lễ linh thiêng thể hiện sự trân quý hồn lúa, đề cao Thần nông.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Chị em phụ nữ người Thái ở Mường So. Phong Thổ (Lai Châu) chọn những bông lúa đẹp nhất mang về chuẩn bị làm lễ.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Lễ hội diễn ra với mong muốn cầu cho dân làng trong bản. Trong mường và du khách có nhiều điều tốt đẹp, luôn khoẻ mạnh, no ấm.

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Đây là dịp người dân tạ ơn thần linh cầu đã ban cho mưa thuận gió hòa. Mùa màng tươi tốt, phúc lộc con người

Kin Lẩu Khẩu Mẩu

Theo ông Bùi Quang Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lễ hội là nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đã lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nâng niu những bông lúa chín vàng.

Xuất phát từ ý niệm “vạn vật hữu linh”, đồng bào Thái quan niệm mọi vật thể tồn tại. Phát triển đều nhờ có linh hồn. Số phận con người phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên, thế giới siêu linh.

Nghi lễ giã cốm là công đoạn quan trọng, quyết định độ ngon của cốm.

Cốm giã xong được làm sạch, gói trong lá dong xanh. Vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của sữa lúa.

Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân. Là sự kết tinh hương vị đất trời và sương sớm.

 

Lễ hội còn là dịp để nhân dân các dân tộc trên địa bàn cùng hội tụ, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng bản làng, quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc.