TU VIỆN “CỔ” TẢ PHÌN – HUYỀN BÍ, MA MỊ GIỮA ĐẤT TRỜI SAPA

0
4770

Dù đã trải qua gần cả thế kỷ thăng trầm. Nhưng khu tu viện Tả Phìn vẫn mang nét văn hóa, kiến trúc độc đáo mà không nơi nào có được.

Tu viện Tả Phìn toạ lạc ở bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là tu viện bỏ hoang, rêu phong…

Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo

Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh.

Tu viện cổ này nằm dưới chân núi, được xây năm 1942. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, do tình hình chiến tranh, đoàn nữ tu rời về Hà Nội. Tu viện vì thế mà bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.

Cuối năm 1942, có 12 nữ tu theo lối khổ hạnh, thuộc dòng Nữ tu của Hội Thánh Ki tô cải giáo, những người truyền giáo và cứu rỗi sám hối, bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Tám người trong số họ và một thầy dòng khác tình nguyện xin được ở lại Châu Á để tiếp tục truyền đạo. Đại sứ Pháp tại Nhật đã viết một bức thư gửi Cha Tổng giám mục giáo phận Hưng Hóa, trong đó Lào Cai là một xứ đạo. Xin cho họ được đến vùng này để tiếp tục truyền đạo.

Năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu đã vội vã di tản về Hà Nội. Bỏ lại tu viện bị đốt phá hoang tàn. Tu viện đã bị bỏ hoang hơn nửa thế kỷ. Nay chỉ còn những mảng tường rêu phong nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.

Tu viện đã bị bỏ hoang hơn nửa thế kỷ, nay chỉ còn những mảng tường rêu phong nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.

Tu viện chủ yếu được làm bằng đá và gạch, liên kết bằng vữa xi măng, rất chắc chắn.

Nhìn tổng thể, tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây. 5 gian và một cầu thang, cao 3 tầng. Tuy nhiên hiện nay do bị người ta san lấp nên chỉ có 2 tầng là ở trên mặt đất, còn tầng trệt thì nằm dưới sâu như thể một tầng hầm vậy.

Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là “nhà bếp” của tu viện.

Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại mấy ống khói, một số bức tường nóc. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài. Nhưng cũng đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một ít cột hiên nhỏ, tròn, thấp khá nguyên vẹn.

Tu viện chủ yếu được làm bằng đá và gạch, liên kết bằng vữa xi măng, rất chắc chắn.

Tu viện chủ yếu được làm bằng đá và gạch, liên kết bằng vữa xi măng, rất chắc chắn. Tường được xây khá dày, tạo nên không khí trong tu viện vừa yên tĩnh vừa thâm nghiêm.

Mùa đông thì ấm áp mà mùa hè lại mát mẻ, rất phù hợp với khí hậu nơi đây. Cửa sổ hình bán nguyệt, theo kiến trúc Roman. Hệ thống ống dẫn nước được lắp đặt đến tận từng phòng. Vì các phòng được xây dựng cách biệt nhau qua những bức tường kín, không có cửa thông, chỉ có cửa chính phía trước theo lối hành lang.

Qua nhà dọc, nhìn kỹ lên mặt tường phía trước sẽ thấy rất rõ nhiều vết đạn còn in dấu. Chẳng biết đấy là hậu quả của những viên “đạn lạc” hay là những phát đạn có chủ đích?

Ngoài ra trên đó còn sót lại một dòng chữ được sơn màu trắng. Mất mấy chữ đầu và cuối, chỉ còn khúc giữa, nên chẳng biết toàn bộ nội dung của nó là gì. Bên cạnh nhà dọc này là một bể nước khá lớn, mới được xây dựng sau này. Phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của những công nhân trồng Atisô.

Ngày nay tu viện đã bị phá huỷ đi rất nhiều. Lại lâu ngày bỏ hoang nên cây cối thi nhau mọc lên cả những bờ tường, cửa sổ. Dẫu vậy, chỉ cần quan sát những gì còn lại cũng đủ thấy được phần nào quy mô, tầm vóc và kiến trúc của công trình.