Thời gian qua nhiều người tập trung tại bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP.HCM) chơi thả diều, tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho người đi đường qua khu vực này.
Chiều 8/11, tại một số bãi đất trống ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. TP Thủ Đức (TP.HCM). Nhiều người kéo tới đây chơi thả diều. Hàng quán cũng mọc lên như nấm ở 2 bên đường Trần Bạch Đằng. Đường N12, đường D1 phục vụ người tới chơi thả diều.
Theo quan sát, khác với các loại diều trước đây thường được làm từ những nguyên liệu thân thuộc, gần gũi với thiên nhiên như tre, giấy. Hiện nay diều đã được nâng cấp với kích thước bề ngang từ 0.5 – 1m và chiều dài 1 – 2m. Diều thế hệ mới còn có khung gắn đèn led, dây buộc bằng thép. Dây diều có kích cỡ lớn có thể gây nguy hiểm nếu không may rơi trúng người đi đường.
Phản ánh của người dân
Chạy bộ trên tuyến đường Trần Bạch Đằng. Chị Ngô Thị Loan (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) giật mình khi vướng phải dây diều suýt té.
“Tôi rất bức xúc vì đây không phải lần đầu. Biết thả diều là thú vui, sở thích cá nhân, không ai ngăn cấm. Tuy nhiên, người tham gia hoạt động này cần phải chú ý an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Hiện tại tôi được biết đã có quy định cấm thả diều ở gần công trình lưới điện hay gần sân bay. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần nghiên cứu bổ sung quy định cấm thả diều ở khu vực trung tâm đô thị. Gần đường giao thông vì có nguy cơ mất an toàn cho người dân”, chị Loan nói.
Thường xuyên di chuyển qua khu vực này. Anh Nguyễn Văn Minh (ngụ TP Thủ Đức) cho rằng. Nhiều người vì thú vui của mình mà không lường được những nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Anh Minh lấy ví dụ về vụ việc một người đàn ông chạy xe quanh khu vực cầu Thủ Thiêm 2. Bất ngờ bị diều cứa cổ phải cấp cứu hôm 31/10 vừa qua. Chưa kể cũng không ít người đi đường qua đây từng bị té do dây diều quấn vào bánh xe máy.
“Người tham gia thả diều nên chọn những bãi đất rộng, những nơi ít người qua lại. Nơi không có đường dây diện, xa khu dân cư, xa đường giao thông như thế sẽ đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người khác”, anh Minh nêu ý kiến.
Người thả diều bị xử phạt như thế nào nếu gây ra tai nạn ?
Theo Luật sư Nguyễn Tri Đức (Giám đốc Công ty luật 360 – Đoàn Luật sư TP.HCM).
Trong trường hợp để diều hoặc dây diều gây thương tích hoặc thậm chí tử vong cho người khác thì tùy theo tính chất, mức độ.Người thả diều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội. “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” hoặc “vô ý làm chết người” theo Điều 138. Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Cơ quan chức năng cần sớm có những biện pháp quản lý hoạt động thả diều. Tránh những hoạt động tự phát tụ tập, kinh doanh buôn bán gây mất an ninh trật tự và đe doạ đến an toàn của người tham gia giao thông”, luật sư Đức nói.