Việt Nam triển khai tắt sóng 2G từ tháng 12/2023

0
3636

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với các nhà mạng viễn thông. Các nhà mạng cam kết sẽ thực hiện việc khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G (thiết bị 2G only) từ tháng 12/2023.

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Hiện tại, mạng 2G đã lạc hậu, tốc độ, tính năng kỹ thuật đều không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Đồng thời không theo kịp sự phát triển của các dịch vụ viễn thông. 

Việt Nam triển khai tắt sóng 2G từ tháng 12/2023
Các nhà mạng sẽ thực hiện việc khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G (thiết bị 2G only) từ tháng 12/2023. Ảnh: Funzen

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông đã lên kế hoạch để tắt sóng 2G. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết. Cục Viễn thông đã làm việc với các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam. Các nhà mạng đã cam kết sẽ thực hiện việc khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G (thiết bị 2G only) từ tháng 12/2023.
Theo công văn số 4833/BTTTT-CVT (ngày 27/9/2022). Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai kế hoạch tắt sóng 2G trên toàn quốc. Với các phương tiện vận tải dùng thiết bị 2G cũ. Việc chuyển sang thiết bị giám sát hành trình 4G là bắt buộc. 

Thời gian qua, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam đã phát triển giải pháp kỹ thuật để có thể loại các thiết bị thuần 2G, 3G ra khỏi mạng. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn. Phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia.

Nhờ đó hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hành và khai thác, phục vụ tốt hơn cho người dân.
Đầu năm 2023, theo thống kê của các nhà mạng, Việt Nam có hơn 26 triệu thuê bao di động 2G, chiếm 20% trong tổng số 126 triệu thuê bao di động trên toàn quốc. Đến tháng 8/2023, còn khoảng 23 triệu thuê bao di động 2G.

Mới đây, Cục Viễn thông đã yêu cầu nhà mạng báo cáo số lượng thuê bao sử dụng máy thuần 2G không hợp pháp có thể khoá máy. Dự kiến trong tháng 9/2023 sẽ có số liệu để công bố. Truyền thông cho người dân đang sử dụng thiết bị 2G only không hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị ngắt ra khỏi mạng kèm theo phương án chuyển đổi phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp viễn thông.

Để chuẩn bị cho việc tắt hoàn toàn sóng 2G tại Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng các nhà mạng xây dựng lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G. Triển khai các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi thuê bao sang sử dụng mạng di động 4G, 5G.

Mục tiêu đề ra là đến cuối năm 2023 chỉ còn dưới 5% thuê bao 2G (tương đương khoảng 6 triệu thuê bao). Tiến tới tắt hoàn toàn mạng 2G vào năm 2024. 

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Thông tư 43/2020/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021) về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất-phần truy nhập vô tuyến”. Quy định tất cả điện thoại di động được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7/2021 phải tích hợp công nghệ 4G. 

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tích cực tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin để người dân hiểu rằng việc dừng sử dụng điện thoại thuần 2G, 3G sẽ mang đến lợi ích cho người dùng.
Việc tắt sóng 2G, 3G là tất yếu. Tuy nhiên, khi dừng công nghệ 2G. Doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm cung cấp các dịch vụ thông tin di động liên tục. Không gây gián đoạn; bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ khi dừng công nghệ này và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với những người ở vùng sâu, vùng xa. Những đối tượng được sử dụng dịch vụ viễn thông công ích. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có phương án triển khai hỗ trợ. Cụ thể mỗi hộ gia đình được hỗ trợ một máy tính bảng hoặc hỗ trợ một phần chi phí trang bị một điện thoại thông minh.
Nắm được lộ trình triển khai tắt sóng 2G, 3G, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã có nhiều kế hoạch hành động cụ thể. Từ năm 2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chủ động kế hoạch tắt dần các trạm 2G có thuê bao và lưu lượng thấp để tối ưu công tác vận hành. Khai thác mạng lưới và chuẩn bị cho lộ trình dừng hẳn công nghệ 2G.

Kết quả trong 2 năm (từ năm 2021 đến đầu năm 2023) VNPT đã thực hiện tắt được gần 2.000 trạm 2G; hỗ trợ 1,9 triệu thuê bao chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G, 4G.

Với nhà mạng chiếm thị phần viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Viettel không chỉ tắt sóng 2G mà đã tắt sóng cả 3G trên diện rộng trong năm 2022 để tập trung phát triển 4G và 5G. Trước đó, Viettel đã bắt đầu thử nghiệm tắt mạng 2G/3G ở một số tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bình Dương, Quảng Bình. Nghệ An, Đồng Tháp, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế… 

Song song với việc triển khai tắt mạng 3G tại một số tỉnh, thành phố. Vietttel đồng thời đẩy mạnh triển khai thử nghiệm mạng 5G và tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng của mạng 4G trên toàn quốc.
Để thực hiện việc tắt sóng 2G/3G đúng lộ trình, nhà mạng MobiFone đã triển khai chương trình hỗ trợ giá kèm gói ưu đãi dung lượng (Data) cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 2G chuyển sang dùng điện thoại 4G tại hệ thống cửa hàng Di Động Việt.
Việc tắt sóng 2G được các nhà mạng viễn thông ở nhiều quốc gia thực hiện như Nhật Bản (năm 2011) Singapore, (năm 2017), Trung Quốc (năm 2021). 

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu (GMSA). Tính đến tháng 10/2022, có 142 nhà mạng ở 56 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có những kế hoạch hành động để triển khai việc tắt sóng 2G/3G. Trong đó có 51 nhà mạng viễn thông đã tắt sóng 2G./.