Độc đáo lễ hội Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú Lai Châu

0
10021

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Khơ Mú ở Lai Châu có một kho tàng văn hóa đặc sắc. Trong đó có nghi thức tín ngưỡng Mạ Mạ Mê, hay còn gọi là Mừng Lúa Mới. Lễ hội này được tổ chức nhằm tạ ơn ông, bà. Tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Người dân có cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc.

Người Khơ Mú tại bản Nậm Manh, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) quan niệm. Mâm lễ cúng trong lễ hội Mạ Mạ Mê càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình, làng bản. Vì vậy, năm nay, bà con đã chuẩn bị rất nhiều sản vật để cúng lễ, như xôi trắng, cốm non, xôi cốm, cơm lam, thịt lợn, thịt gà, thịt sóc, chuột rừng, cá suối…

Độc đáo lễ hội Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú Lai Châu
Phụ nữ đồng bào Khơ Mú bên nương lúa chín vàng.

Trước đây, Mạ Mạ Mê được người dân thực hiện tại gia đình sau mỗi vụ mùa. Năm nay, lễ hội được huyện Nậm Nhùn phục dựng với quy mô liên xã. Ông La Văn Sơ, thầy cúng ở bản Nậm Manh, xã Nậm Manh cho biết. Mạ Mạ Mê được tổ chức ngay sau mỗi mùa thu hoạch và thường được tổ chức trong 3 ngày. Đây là nghi lễ quan trọng với người Khơ Mú, nên dù điều kiện kinh tế có khó khăn. Song các gia đình vẫn cố gắng chuẩn bị đủ đầy cho mâm lễ.

“Bản sắc dân tộc của người Khơ Mú là năm nào chúng tôi cũng phải làm. Phải làm đúng thủ tục thì các cháu, các con mới có sức khỏe, làm ăn thuận lợi, phát lộc phát tài. Nghi thức này đã có từ ngày xửa ngày xưa rồi nên chúng tôi không thể bỏ được. Thấy ông bà, cha mẹ của mình làm thế nào mình cũng thực hiện theo, không được bỏ” – ông La Văn Sơ cho biết.

Độc đáo lễ hội Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú Lai Châu
Những người phụ nữ đang lựa những bông lúa chắc hạt, mang về làm xôi cốm phục vụ mâm cúng trong lễ hội Mạ Mạ Mê.

Người Khơ Mú ở Lai Châu có dân số trên 8.000 người. Cư trú chủ yếu ở các huyện Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên, Mường Tè và Nậm Nhùn. Trong đó, tại huyện Nậm Nhùn, người Khơ Mú sinh sống tại 3 bản là Nậm Manh. Tổng Pịt, Hát Mé thuộc xã Mường Mô và Nậm Manh. Với hơn 280 hộ, trên 1.230 nhân khẩu.

Độc đáo lễ hội Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú Lai Châu
Những người phụ nữ đang lựa những bông lúa chắc hạt, mang về làm xôi cốm phục vụ mâm cúng trong lễ hội Mạ Mạ Mê.

Ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết. Việc phục dựng Lễ hội Mạ Mạ Mê của dân tộc Khơ Mú là việc làm cần thiết. Góp phần lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII và Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Lai Châu.

“UBND huyện trong thời gian qua đã tiến hành xây dựng. Phục dựng một số lễ hội đặc trưng của đồng bào các dân tộc như: Mìn Loóng Phạt của dân tộc Cống. Lễ hội Khèn Mông. Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tổ… Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phục dựng thêm một số lễ hội như: Mừng cơm mới của dân tộc Cống, dân tộc Mảng. Tiến hành các lớp trình diễn trang phục dân tộc của một số dân tộc ít người. Ngoài ra, huyện cũng tiến hành bảo tồn. Số hóa tiếng nói của một số dân tộc rất ít người như dân tộc Mảng và dân tộc Cống…” – Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn thông tin.

Mạ Mạ Mê là lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào Khơ Mú.

Ngay trong năm đầu phục dựng, lễ hội Mạ Mạ Mê của đồng bào Khơ Mú tại huyện Nậm Nhùn. Đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trên địa bàn cũng như du khách tới tham gia. Đặc biệt, sau khi tổ chức xong nghi thức “gọi hồn lúa”. Người dân và du khách cùng hòa mình vào phần hội. Cùng tham gia các trò chơi dân gian truyền thống như: đẩy gậy, kéo co, bịt mắt đánh chiêng…

Độc đáo lễ hội Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú Lai Châu
Sau khi gọi hồn lúa về, chị em người Khơ Mú sẽ tự tay làm ra các sản phẩm cốm để dâng lên các đấng thần linh trong lễ cúng.

Theo chị Dì Thị Ca, dân tộc Mông, đến từ huyện Phong Thổ chia sẻ. “Mỗi dân tộc đều có một phong tục khác nhau và phong tục dân tộc của em cũng không giống phong tục của dân tộc Khơ Mú. Phong tục người Khơ Mú ở đây em thấy rất là mới lạ và cảm thấy rất là tò mò. Em thất rất là hào hứng. Vì mình đã hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ từ lễ hội của người dân tộc Khơ Mú”.

Ngoài giới thiệu nét đẹp văn hoá các dân tộc đến du khách gần xa. Việc phục dựng lễ hội Mạ Mạ Mê nói riêng. Tổ chức các lễ hội của các dân tộc ở Nậm Nhùn và Lai Châu nói chung còn nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ. Bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ đó, khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch. Từng bước đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững.