Dân Hà Nội đi “săn” Đặc sản chỉ sống hơn 20 phút từ 3h sáng

0
36

Để bắt được con vờ bán cho khách chế biến thành món ăn ngon, người dân ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng như các vùng lân cận phải thức dậy từ 3h để chuẩn bị.

Chầu chực bắt đặc sản

3h, khi nhiều người đang ngủ say giấc, anh Bảo (trú tại Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội) đã tỉnh dậy thì. Mặc bộ quần áo bảo hộ lao động, mang theo chiếc lưới, anh và vợ rời nhà, hướng ra bờ sông Hồng, đoạn chảy qua cửa đình Kim Lan.

Giữa màn đêm tĩnh mịch, anh Bảo cẩn thận gắn lưới lên thuyền gỗ, tạo dáng cánh tiên hai bên mạn, rồi thắp đèn LED sáng rực một góc sông. Đến hơn 4h30,mặt nước đang yên tĩnh bỗng trở nên xao động khi đàn côn trùng bé xíu bay loạn xạ trong ánh sáng.

Sau khi bắt xong, con vờ được người dân đãi sạch loại bỏ lớp vỏ giáp xác ngay trên sông (Ảnh: Nguyễn Ngọc Phóng).

Bị cuốn hút bởi ánh đèn, chúng lũ lượt kéo đến. Anh Bảo nhẹ nhàng cho thuyền đi dọc một quãng sông, từng đàn côn trùng lũ lượt mắc vào lưới.

“Đây là con vật vờ, hay còn gọi là con vờ. Chúng bay lên khỏi đáy sông để lột xác. Sáng sớm, vờ hay đậu sát mặt nước nên rất dễ bắt. Nhiều năm qua, loại côn trùng này được khách ưa thích để nấu lẩu, xào với rau cải “. Anh Bảo chỉ tay vào loài côn trùng nhỏ giới thiệu.

Anh Bảo cho biết khoảng 5-6 năm trước. Có thời điểm thu hoạch được 1-2 tạ vật vờ mỗi ngày, tuy nhiên ít người mua. Vài năm trở lại đây, loại côn trùng này được gắn mác “đặc sản”. Khách tìm mua đông hơn tuy nhiên số lượng giảm đi rõ rệt. Con vờ thuộc nhóm côn trùng cánh bướm. Thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch mỗi năm. Dọc sông Hồng từ khu vực Long Biên (Hà Nội) đến Khoái Châu (Hưng Yên). Hình thức bên ngoài trông như con chuồn chuồn nhỏ, cánh mỏng, phần thân mềm và bé.

Người ta còn ví con vờ là loài “chết yểu” vì tuổi thọ ngắn ngủi. Loài này sống ở vùng bùn dưới đáy sông Hồng, trải qua 2 lần lột xác và đẻ trứng trong vòng 20-50 phút thì chết. Trứng nở thành nhộng sẽ quay trở lại đáy sông, đợi ngày trồi lên mặt nước lột xác lần nữa.

Con vờ nhìn bên ngoài như chuồn chuồn nhỏ (Ảnh: Nguyễn Ngọc Phóng).

Ngoài việc thức khuya dậy sớm đi bắt vờ lúc 4h đến 6h. Người dân phải canh chừng bởi chúng thay đổi rất thất thường. Loài này có nhiều khi thời tiết thay đổi, thậm chí là lúc đang nóng ẩm mà lại đổ mưa rào. “Thông thường mỗi tuần sẽ xuất hiện vờ 1-2 lần. Vì vậy, thời gian đánh bắt chỉ dựa trên phán đoán theo kinh nghiệm. Có những hôm lấy thuyền và lưới ra nhưng không có gì, hai vợ chồng đành phải bỏ cuộc “,anh Bảo nói.

Theo kinh nghiệm của người dân ở Kim Lan. Đêm trước khi có vờ xuất hiện, mặt nước sông sẽ có dấu hiệu sủi tăm. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán, không phải chuẩn xác tuyệt đối.

Anh Bảo chia sẻ, có những hôm, tất cả dấu hiệu đều cho thấy vờ sẽ xuất hiện. Tuy nhiên khi ra sông thì không bắt được con nào. Ngược lại, có đêm tưởng chừng như không có nhưng khi bật đèn, đàn vờ lại kéo đến rất đông.

“Nghề này phụ thuộc nhiều vào may mắn. Không ai dám chắc chắn đêm nào sẽ bắt được nó “,anh nói

Con vờ có thời gian sống ngắn ngủi. Thân mỏng manh nên rất dễ bị vỡ nếu không có kỹ năng bắt. Những người có kinh nghiệm như anh Bảo sẽ bắt nhanh tay, dứt khoát.

Trước đây, quá trình bắt vờ phải dùng vợt chao theo cách thủ công. Hiện nay, người dân đã dùng vợt chao trên xuồng gắn máy nổ để bắt được dễ dàng hơn.

Giá bán tùy thuộc vào số lượng bắt được

Sống ở xã Kim Lan đã gần 20 năm. Anh Nguyễn Ngọc Phóng thường xuyên theo chân những người dân bắt vờ để quay video quá trình đánh bắt.

Anh Phóng cho biết cửa đình Kim Lan là nơi con vật vờ xuất hiện đầu tiên, thu hút nhiều thuyền đánh bắt từ khắp nơi.

Mỗi sáng, trung bình mỗi thuyền bắt khoảng 10-20 kg. Tuy nhiên, có những hôm 15-20 con thuyền cùng đợi nhưng sau 10-15 phút không thấy nó bay lên thì lại trở về.

Vờ được người dân mua tại chỗ để đảm bảo được độ ngon khi chế biến (Ảnh: Nguyễn Ngọc Phóng).

Bắt vờ xong, tiểu thương sẽ tiến hành “sào vờ”. Dùng rổ đãi để phần vỏ giáp xác tróc ra – ngay tại bờ sông. Khách thích mua tươi tại chỗ vì khi thưởng thức vẫn còn nguyên hương vị béo ngậy, thơm ngon.

Anh Phóng cho biết: “Giá bán sẽ tuỳ thuộc vào số lượng đánh bắt được. Dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg. Hôm nào số lượng cá thu hoạch còn ít, giá có thể lên đến 300.000-350.000 đồng/kg. Trước đây, có thời điểm giá bán vọt lên 500.000 đồng/kg, do chỉ bắt được vài ki-lô-gam”.

Ngoài người dân mua về chế biến món ăn tại gia đình, con vờ đã được các chủ nhà hàng, quán ăn thêm vào menu với giá bán trên dưới 100.000 đồng/đĩa. Người dân ở Kim Lan và các xã phụ cận cũng thích xào vờ với rau bí hoặc nấu vờ rang lá chanh, vờ xào tỏi hoặc nhúng vờ vào lẩu. ..

Về đánh giá độ ngon khi thưởng thức con vờ, anh Phóng cho rằng “tuỳ thuộc khẩu vị” của mỗi người. Một số người nhận xét con vờ khô cứng, không mấy ngon miệng. Tuy nhiên, với cánh đàn ông hay nhâm nhi bên bàn nhậu, con vờ giòn, béo, thơm lừng sau khi chế biến lại thành món khoái khẩu.