Sự Thật Rùng Rợn: Huấn Luyện Viên ‘Ma Cà Rồng’ Ép Sinh Viên Hiến Máu Để Đổi Tín Chỉ

0
21

Một vụ bê bối gây sốc tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan khi huấn luyện viên bóng đá bị cáo buộc ép sinh viên hiến máu lên đến 200 lần để lấy tín chỉ học thuật.

Câu chuyện của sinh viên Jian đã khiến dư luận phẫn nộ và đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn và đạo đức trong môi trường giáo dục.

Ảnh đầu bài

Mới đây, một sự việc gây chấn động cộng đồng mạng. Khi sinh viên họ Jian từ Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (NTNU). Công khai cáo buộc rằng các sinh viên bị huấn luyện viên bóng đá nữ Zhou Tai-ying (61 tuổi) ép buộc hiến máu một cách quá mức.

Theo thông tin từ Jian, nhiều sinh viên đã bị buộc phải hiến máu lên đến 200 lần trong suốt quá trình học tập của họ để có được các tín chỉ học thuật cần thiết cho việc tốt nghiệp.

Jian cho biết, cô đã phải trải qua những lần hiến máu liên tục. Có khi lên đến 3 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày. Và thức từ 5h sáng đến 21h đêm để thực hiện điều này. Cô bức xúc nói: “Chúng tôi đã đổ máu và mồ hôi để đổi lấy tín chỉ. Chỉ cần một lần không tuân thủ, chúng tôi có thể bị đuổi học hoặc không tốt nghiệp.”

Những buổi hiến máu này, theo Jian. Được thực hiện bởi những nhân viên không có chuyên môn và dưới quyền kiểm soát của bà Zhou. Mà lý do được ngụy trang dưới cái tên “thí nghiệm nghiên cứu trong khuôn viên trường”. Trong một bài đăng đầy cảm xúc, Jian đã chia sẻ video của mình trong khi hiến máu. Cho thấy nỗi đau đớn và áp lực mà sinh viên phải chịu đựng.

Nhiều sinh viên khác cũng đã lên tiếng. Trong đó một người cho biết cô đã phải ngừng học do bị huấn luyện viên ép buộc và đe dọa. Họ khẳng định rằng những năm tháng đại học đáng lẽ phải là những kỷ niệm đẹp lại trở thành những ký ức tồi tệ và đầy ám ảnh.

Ngày 13/7, phía trường đại học đã thông báo miễn nhiệm chức trách của bà Zhou. Và gửi lời xin lỗi tới các sinh viên bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều về vụ việc. Và trách nhiệm của trường học vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Cơ quan giáo dục địa phương đã yêu cầu NTNU thực hiện các biện pháp khắc phục. Song vụ việc vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng.

Bê bối này đã khiến sinh viên và dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm của các giáo viên trong việc bảo vệ quyền lợi cũng như sức khỏe của sinh viên. Liệu có phải giáo dục hiện nay đã trở thành một cuộc giao dịch thương mại. Nơi sức khỏe và sự an toàn của học sinh bị bỏ quên?