Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

0
291

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo đến người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở. Các cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn giải pháp phòng ngừa các tai nạn, thương tích khi có mưa, bão.

Trước thông tin siêu bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc. Hàng loạt cơ quan chức năng đã liên tiếp có các cảnh báo người dân về các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động của mưa, bão. Đặc biệt là các nguy cơ về cháy nổ, hỏa hoạn.

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra
Bão số 3 đã mạnh lên siêu bão, khả năng sẽ càn quét đất liền miền Bắc

Theo thống kê từ cơ quan chức năng, nhiều vụ cháy xảy ra trong mùa mưa bão. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố hệ thống điện. Đáng chú ý là hệ thống, thiết bị điện ngoài trời (dây dẫn điện, bảng quảng cáo…) dễ bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, dẫn đến tình trạng chạm, chập điện gây cháy. Do đó, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra
Mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 Yagi nếu thành siêu bão? Có khả năng đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn?

Để bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ trong mùa mưa bão. Ngoài các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

1. Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.

2. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng công tơ, thùng cầu dao…

3. Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện đi qua.

4. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị điện ngoài trời.

5.Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình. Có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

6. Nên ngắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa, gió tạt làm ướt sàn.

7. Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng tính năng chống rò điện phù hợp.

8. Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn.

9. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện…) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.

10. Gia cố chắc chắn nhà cửa công trình để tránh sụp đổ khi có gió mạnh. Tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trước mùa mưa bão.

11. Đối với các kho hóa chất, khi tiếp xúc với nước gây phản ứng tự cháy cần có biện pháp tránh ngập nước.

12. Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết. Lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ…

13. Khi xảy ra cháy nổ, sập đổ nhà, công trình,… nhanh chóng báo cho lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114./.