Gỏi măng cụt đang là món ăn “hot trend” mạng xã hội những ngày qua. Nhưng một số người cho rằng măng cụt kết hợp với đường có thể gây độc. Điều này có đúng?
Trước thông tin măng cụt xanh kết hợp với đường gây ra ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong. BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết. Không chỉ là món ăn ngon, măng cụt còn là vị thuốc trong y học cổ truyền. Măng cụt xanh kết hợp với đường gây ngộ độc chỉ là ý kiến chủ quan của người không có chuyên môn. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu. Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Dù vậy, bác sĩ Vũ lưu ý. Khi chế biến gỏi măng cụt bác sĩ Vũ lưu ý, vỏ măng cụt chứa chất tannin nên khi làm gỏi cần phải loại bỏ hết phần vỏ. Nếu còn nhiều vỏ, ăn nhiều có thể sẽ làm se niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến tắc ruột.
Với măng cụt xanh, trẻ nhỏ, người có đường tiêu hoá kém không nên ăn nhiều. Người khoẻ mạnh ăn măng cụt xanh lên làm sạch vỏ để đảm bảo an toàn.
Măng cụt vị ngọt thanh có nhiều công dụng chữa bệnh. Từ ruột tới vỏ của măng cụt đều chứa các thành phần dược học có khả năng phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Măng cụt chứa xanthone – chất thuộc nhóm chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật (polyphenol). Khoảng 40 xanthone được nhận dạng trong măng cụt, nhiều nhất ở vỏ. Điều này giúp măng cụt là loại trái cây chứa nhiều xanthone nhất. Xanthone tác dụng kháng nấm, kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể. Giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật lạ xâm nhập. Chất này cũng ức chế sự oxy hóa của LDL, vì thế tác động làm giảm cholesterol.
Ngoài ra, xanthone còn giúp bảo vệ tế bào gan, ức chế những tế bào ung bướu. Vì vậy được xem là chất có tác dụng kháng ung thư. Một số xanthone với khả năng ức chế các hoạt động của men cyclo-oxygenase. Vì thế măng cụt được dùng như một loại thuốc cổ truyền điều trị chứng đau, viêm, làm hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.
Trong y học cổ truyền, măng cụt dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Trong dân gian thường dùng vỏ quả măng cụt làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Rối loạn tiêu hóa và giải trừ các chất độc do ăn uống.
Tác dụng này của măng cụt chủ yếu là do chất tanin, chiếm 7-13% trong thành phần của vỏ quả. Khi bị đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da, người bệnh thường được cho uống nước sắc vỏ măng cụt.