Site icon Trang tổng hợp tin tức 24h, kiến thức khoa học, kinh nghiệm cuộc sống

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu nữ cục trưởng không chơi doanh nghiệp nhỏ, nhận hối lộ 25 tỉ đồng

Chỉ tiếp xúc với những doanh nghiệp lớn. Gây khó khăn với doanh nghiệp nhỏ trong nước để tổ chức các “chuyến bay giải cứu”. Nguyễn Thị Hương Lan cựu cục trưởng Cục Lãnh sự. Bộ Ngoại giao đã nhận tiền hối lộ 25 tỉ đồng

Như Báo Người Lao Động đã thông tin. Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ. Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao. TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 54 bị can.

Trong đó, 54 người bị đề nghị truy tố ở 5 nhóm tội danh thì có 21 người bị đề nghị truy tố tội “nhận hối lộ”. Trong đó, 9 bị can công tác tại Bộ Ngoại giao bị cáo buộc đã có hành vi nhận hối lộ. Và 4 người khác có hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nguyễn Thị Hương Lan khi còn tại vị. Ảnh: T.H

Theo kết luận điều tra, bị can Nguyễn Thị Hương Lan. Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao. Có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia các chuyến bay combo của doanh nghiệp. Theo nhiệm vụ được giao. Bị can Lan không cần thiết phải trực tiếp liên hệ trao đổi. Gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế. Tất cả kế hoạch dự kiến lựa chọn doanh nghiệp tham gia tổ chức “chuyến bay giải cứu“. Đều phải xin ý kiến chỉ đạo của bị can Hương Lan trước khi trình lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt. Một số trường hợp, bị can Lan trực tiếp ký nháy trên các kế hoạch tổ chức chuyến bay do Cục Lãnh sự dự thảo trình lãnh đạo Bộ Ngoại giao ký gửi tổ công tác 5 Bộ.

Theo cáo buộc. Bị can Nguyễn Hương Lan đã can thiệp sâu vào kế hoạch tổ chức chuyến bay combo cho các doanh nghiệp theo từng tuần/tháng. Trong quá trình thực thi công vụ. Nguyễn Thị Hương Lan hướng dẫn doanh nghiệp “thân cận” mượn nhiều pháp nhân khác nhau để xin chuyến bay. Cùng với đó, bị can này cũng như chỉ đạo, đốc thúc cán bộ dưới quyền. Các đơn vị có liên quan đến việc phát hành văn bản phê duyệt, cấp phép bay cho doanh nghiệp “thân cận” nhanh hơn…

Đối với doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa tiền, bị can Lan chỉ đạo cấp dưới sát ngày bay mới thông báo. Thay đổi kế hoạch bay, số lượng công dân trên chuyến bay mà doanh nghiệp đề xuất. Từ đó, doanh nghiệp bị động, buộc tách tuyến, “chạy” xin thêm công dân để đủ ghế trên “chuyến bay giải cứu”.

“Lan chỉ tiếp xúc với những doanh nghiệp lớn. Thân cận hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp. Không tiếp xúc với doanh nghiệp nhỏ hoặc không thân quen” – kết luận điều tra nêu.

Theo Cơ quan ANĐT, từ tháng 5-2020 đến tháng 1-2022. 8 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận. Đưa tiền cho bị can Nguyễn Thị Hương Lan để được cấp phép chuyến bay nhanh chóng. Lan đã 33 lần nhận tiền của doanh nghiệp, tổng cộng hơn 25 tỉ đồng.

Tại cơ quan điều tra. Bị can Lan khai chỉ gặp và nhận khoảng 900 triệu đồng của các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay combo. Không nhớ cụ thể số lần và số tiền của từng lần. “Nguyễn Thị Hương Lan không nhận thức được hành vi phạm tội. Không ăn năn, hối cải. Không hợp tác với cơ quan điều tra nên bị đề nghị xử lý nghiêm” – kết luận điều tra nhấn mạnh.

Tại Bộ Ngoại giao, cơ quan ANĐT cáo buộc bị can Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 21 tỉ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, nhận hơn 12 tỉ đồng; Bị can Lê Anh Tuấn, cựu chánh văn phòng Cục lãnh sự, nhận gần 1,8 tỉ đồng; Lưu Tuấn Dũng, cựu phó trưởng phòng Bảo hộ công dân, nhận 527 triệu đồng; bị can Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nhận hơn 1,8 tỉ đồng; bị can Nguyễn Hồng Hà, cựu tổng lãnh sự Việt Nam Osaka – Nhật Bản, nhận hơn 2 tỉ đồng; bị can Vũ Ngọc Minh, cựu đại sứ Việt Nam tại Angola, nhận 864 triệu đồng và Lý Tiến Hùng, cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, nhận hơn 437 triệu đồng.

Nguyễn Hưởng

Exit mobile version